Nuôi dạy các bé trai, cha mẹ cần lưu ý 3 giai đoạn phát triển này của trẻ

Giai đoạn 1: Từ khi sinh ra đến 6 tuổi

Trẻ sơ sinh chỉ là trẻ sơ sinh bất kể giới tính của chúng như thế nào. Các em bé thích được chơi đùa với cha mẹ và trò chuyện, về cơ bản các bé rất thích được chú ý.

Tuy nhiên khi lớn lên, các bé trai có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh qua nhiều hoạt động khác và điều quan trọng là bạn phải giúp đỡ bé thực hiện điều đó.

Erich Fromm, nhà tâm lý học xã hội – thành viên sáng lập Viện Tâm thần William Allison White (Mỹ), đã thực hiện nghiên cứu và chỉ ra vai trò quan trọng của cha mẹ trong sự phát triển ban đầu của một cậu bé. Dưới đây là những lý thuyết được ông đưa ra về sự phát triển của các bé trai trong giai đoạn này:

– Các bà mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc đối với các bé trai.

– Vai trò của người cha là người truyền cảm hứng cho trẻ, là người dạy cho trẻ điều gì tốt và điều gì là xấu, là người mà trẻ luôn muốn trở thành.

– Tình yêu của mẹ dành cho trẻ là vô điều kiện. Tình yêu của các ông bố dành cho con thông qua việc dạy cho trẻ những điều tốt đẹp và cách hành xử đúng đắn. Đây là cách để một đứa trẻ học về đạo đức và các quy tắc cơ bản ngay từ lúc bắt đầu, nếu không trẻ có thể trở thành một người ích kỷ.

– Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước sang tuổi thứ 2, điều quan trọng nhất đối với một người mẹ là thiết lập ranh giới trong mối quan hệ với con trai của mình để tránh sự phát triển một số vấn đề liên quan đến giới tính.

Giai đoạn 2: Từ 6 đến 13 tuổi

Đây là thời điểm mà các bé trai nhận thức rõ về giới tính của mình và tham gia vào các hoạt động thiên hướng của con trai. Tiến sĩ Peggy Drexler, nhà nghiên cứu về tâm lý học và tâm thần tại Đại học Y khoa Weill (Mỹ), đã nghiên cứu và xem xét các điểm sau đây là quan trọng nhất trong việc nuôi dạy một cậu bé ở độ tuổi này:

– “Hãy nhận thức rằng con của bạn là con trai“: Vấn đề của các phụ huynh không phải là cố gắng bảo vệ con bạn khỏi những hành động bạn cho nam tính nhưng hung hăng và nguy hiểm, mà là để đối phó với sở thích thực tế của bé.

Hãy coi trọng tính đàn ông trong con người của trẻ và khuyến khích trẻ phát triển độc lập và phiêu lưu.

– Tôn trọng cá tính của trẻ: Thường thì trẻ sẽ có nhiều phong cách khác nhau để thể hiện tính nam tính và tất nhiên trẻ sẽ không quan tâm đến các hoạt động nữ tính nữa.

– Khuyến khích các sở thích đa dạng: Vấn đề của nhiều cha mẹ là họ muốn con giống và có cùng sở thích với mình. Tuy nhiên việc khuyến khích con trai tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ và giúp trẻ cảm nhận được cảm giác được tự do lựa chọn.

– Không áp đặt giới tính lên trẻ: Tiến sĩ Peggy Drexler nói rằng theo quan sát của cô, thì các chàng trai không bị áp đặt quá nhiều về các vai trò của giới tính sẽ độc lập hơn, cởi mở hơn các bạn cùng trang lứa.

– Dạy cho trẻ về những cách thức để đối phó với những lời chỉ trích: Chỉ cho bé cách tự giải quyết vấn đề nhẹ nhàng mà không cần nổi nóng.

Giai đoạn 3: Từ 14 tuổi trở đi

Đây là giai đoạn khi mà cậu bé nhà bạn trở thành một thiếu niên. Giai đoạn này vô cùng nhạy cảm, sự phát triển về nội tiết khiến con bạn trở nên dễ nóng giận và hung dữ. Cách để đối phó là điều chỉnh năng lượng này đi đúng hướng.

– Bạn cần giúp con bạn chịu trách nhiệm về hành động của chính mình bởi vì việc biết nhận lỗi và trách nhiệm không hình thành một cách tự nhiên mà trẻ cần được dạy.

Theo nhà tâm lý học Steven Stosny (Washington DC, Mỹ), chia sẻ: “Chìa khóa để giảng dạy về trách nhiệm là đảm bảo rằng con bạn hiểu được thực tế quan trọng này: Quyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn”.

– Cho trẻ một cơ hội để thiết lập bản sắc riêng của mình. Tiến sĩ David Elkindp – chuyên gia phát triển trẻ em tại Đại học Y khoa Tufts ở Boston (Mỹ), cho biết, hãy để bé được quyết định một cách độc lập, trừ khi bạn nhận thấy rằng những gì bé đang tiếp xúc là xấu.

– Áp đặt những quy định và kỷ luật. Theo Amy Bobrow, nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em thuộc Đại học New York ở Manhattan, Mỹ), thì cả cha lẫn mẹ nên có những quy tắc nghiêm khắc về hình phạt mà trẻ sẽ phải thực hiện hoặc những thứ cho phép các cậu bé được làm. Nếu không, sẽ rất khó để giải thích.

– Quy tắc quan trọng nhất là trở thành một hình mẫu cho trẻ: Hãy là một tấm gương tốt cho trẻ và bạn sẽ không gặp khó khăn gì với việc nuôi dạy con cái.

Nguồn: Brightside

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *